(Ngày 2020-10-16 16:06:22)
Nội dung trực tuyến đang ngày càng phát triển. Theo báo cáo của Nielsen, hiện có tới 92% người dùng internet Việt Nam có thói quen xem video trực tuyến hằng tuần, đạt tỷ lệ cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Đó cũng chính là lý do mà số lượng những nhà sáng tạo, sản xuất nội dung trên các nền tảng trực tuyến như: YouTube, Facebook đang ngày một nhiều hơn, cho ra đời những sản phẩm được đầu tư hơn, chất lượng hơn…. được khán giả quen thuộc với cái tên “web-drama"
Sự bùng nổ của web-drama
Web-drama được biết đến là series video có kịch bản được công chiếu trên mạng hoặc là series phim của hình thức truyền hình chiếu mạng. Hình thức này nhen nhóm và bắt đầu bùng nổ tại Việt Nam từ đầu những năm 2010, các nhóm phim trẻ bắt đầu cho ra đời những dự án phim viral một thời như series hài ngắn của BB&BG hay Chầu Hoan Cua Chống đình đám một thời của DAMtv.
Theo nhu cầu và phát triển của thị trường, các nội dung trực tuyến phát triển hơn, được đầu tư kỹ lưỡng, hệ thống internet và các nền tảng stream video phổ biến hơn, điều này khiến cho web-drama tiếp cận dễ dàng hơn với khán giá. Những con số ấn tượng cho mức độ quan tâm của khán giả cũng như việc sản xuất nội dung số có thể kể đến như: 92% khán giả xem truyền hình trực tuyến (Theo Q&Me), 70% khán giả ưa thích xem phim trực tuyến (Theo VTV Việt Nam), các Thương hiệu cá nhân/ Người nổi tiếng (như Thu Trang, Tiến Luật, Quỳnh Hương...) bắt đầu sản xuất các sản phẩm điện ảnh riêng.
Năm 2018, các web-drama có nội dung về đề tài giang hồ được khán giả đón nhận như: "Thập tam muội" (~42M views/ tập) – phát hành trên kênh YouTube của danh hài Thu Trang, series phim hài "Ai chết giơ tay?" (~10M views/ tập) do Huỳnh Lập đạo diễn & sản xuất. Đài truyền hình Việt Nam - VTV cũng thấy được tiềm năng của nền tảng phát hành nội dung trực tuyến và cho ra đời các series tiền truyện/ngoại truyện của các bộ phim ăn khách như: Quỳnh Búp Bê, Người phán xử. Một số bộ phim ăn khách của nhà đài nổi tiếng những năm đầu thập niên 20s cũng được phát lại trên fanpage/YouTube chính thức của VTV: Sóng ở đáy sông, Của để dành,…
Đầu năm 2020, dự án “Bố Già” của Trấn Thành sở hữu con số ấn tượng với 25 triệu view trung bình mỗi tập xem. Dự án “Một nén nhang” của Huỳnh Lập cũng đã bước sang mùa 2, lượt xem trung bình cho mỗi tập khoảng 5 triệu view. Với những con số ấn tượng về lượt xem trong hai dự án trên, web-drama vẫn chứng tỏ được sức hút của mình, nhưng nội dung đổi mới sẽ chính là điều giữ chân khán giả, họ thực sự cần những nội dung có sức hấp dẫn hơn.
Web-drama được đầu tư kỹ lưỡng hơn theo thời gian. Nếu như trước đây, web-drama chỉ là các tập phim lẻ, kinh phí sản xuất rất khiêm tốn, các khâu tiền/hậu kỳ cũng còn khá sơ sài thì ở thời điểm hiện tại, web-drama lại trở thành một sản phẩm được đầu tư, chăm chút hơn, thời gian mỗi tập từ 15-20 phút/tập, từ 5-10 tập/series. Thậm chí có những dự án web-drama tiền tỷ như: "Ai chết giơ tay?, "Tay buôn, buông tay"… được đầu tư bối cảnh, chất lượng, trang phục, kỹ xảo, sản phẩm đang ngày một chất lượng hơn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người xem.
Web-drama – môi trường quảng cáo không mới nhưng đầy tiềm năng
Chính nhờ sự đầu tư kỹ lưỡng hơn vào từng sản phẩm mà web-drama ngày càng chất lượng hơn, đáp ứng được kỳ vọng của khán giả, và người xem cũng không còn cảm thấy xa lạ với những quảng cáo được lồng ghép vào trong nội dung phim, những sản phẩm đồng hồ, xe hơi, nước uống, đồ ăn, mỹ phẩm… xuất hiện ngày càng nhiều hơn, đồng thời những nhãn hàng này cũng là nhà tài trợ cho bộ phim.
Những nội dung quảng cáo này được gọi là “product placement”, việc quảng cáo này đem lại lợi ích cho cả 3 bên: người sản xuất phim – có thêm kinh phí cho việc làm phim, nhãn hàng – sản phẩm được xuất hiện trong nội dung và có cơ hội tiếp cận hàng triệu người xem, khán giả - được xem những sản phẩm phim chất lượng, có cơ hội biết đến sản phẩm mới.
Như đã phân tích trong phần đầu của bài viết, web-drama vẫn đang rất thu hút đối với khán giả, nhưng để duy trì và chứng tỏ được sức hút của mình, web-drama phải có sự đầu tư vào nội dung, tiếp cận khán giả bằng những hình thức mới mẻ. Và chính điều này, cũng sẽ là việc thách thức những nhà sáng tạo nội dung, đưa quảng cáo vào nội dung sao cho hợp lý, không gây phản cảm, và quảng cáo mà như không phải là quảng cáo.
Đặc biệt, có những nhãn hàng đã đầu tư hẳn web-drama, xây dựng bối cảnh, câu chuyện, mời các KOLs tham gia để cho việc giới thiệu, quảng cáo sản phẩm một cách nghệ thuật.
Hơn 90% mọi người nói rằng họ khám phá các nhãn hiệu hoặc sản phẩm mới trên YouTube, việc brand xuất hiện trên các phân cảnh của web-drama dễ dàng tăng mạnh khả năng nhận diện thương hiệu.
Cơ hội tiếp thị sản phẩm với Donate - Web-drama từ Orion Media
Orion Media – một thành viên của ADG, là đơn vị tiên phong trong việc sáng tạo và sản xuất nội dung trên các nền tảng số. Cho đến thời điểm hiện tại, Orion Media đã gặt hái được những thành công, ghi dấu ấn với khán giả nhờ các sản phẩm sitcom, web-drama, video viral.
Mong muốn đem lại làn gió mới cho thị trường web drama, Orion Media vừa giới thiệu dự án phim đầy hứa hẹn mang tên Donate.
Donate là dự án phim với thể loại: hài, trinh thám, tâm lý tình cảm, hướng tới đối tượng người xem trong độ tuổi 18-35 tuổi. Nội dung của Donate xoay quanh một chàng streamer dính dáng tới những vụ án kỳ bí từ một buổi livestream chơi game.
Với đội ngũ giàu kinh nghiệm và sáng tạo, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kịch bản, cùng khả năng nắm bắt xu hướng của người xem nội dung trực tuyến năm 2020, Orion Media tự tin mang tới nội dung thu hút, ăn khách cho Donate. Bên cạnh đó, với hệ thống hơn 50 fanpage và kênh YouTube triệu followers/ subscribers (fanpage Trắng TV với 2.5M followers hay fanpage Loa Phường với 1.3M followers) do Orion Media sở hữu, Donate hứa hẹn sẽ tiếp cận được với đông đảo khán giả. Đây cũng là cơ hội để các nhãn hàng, doanh nghiệp tạo dấu ấn trong lòng người dùng mục tiêu.
Clever Group tổng hợp